5 TƯ DUY CẢN TRỞ THÀNH CÔNG.

1. Tư duy “Tôi biết rồi”

Nếu bản thân chúng ta luôn nghĩ rằng những điều sắp xảy ra là những điều tôi biết đã rồi thì chắc chắn sẽ không thể học thêm được những điều mới cho bản thân. Nếu đóng tư duy lại thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ khám phá ra những góc nhìn mới trong xử lý vấn đề để có thể giải quyết tốt hơn. Không có góc nhìn mới thì chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ có kết quả mới.

Xã hội thay đổi mỗi ngày, nếu chúng ta vẫn giữ những tư duy cũ kỹ thì chính chúng ta đang giết chết doanh nghiệp của mình. Hãy nhìn lại bản thân, có phải vì bạn “bảo thủ” mà giờ đây Doanh nghiệp của bạn đang thua xa các doanh nghiệp mới? Họ luôn có sự cải tiến, cập nhật xu hướng và phát triển.

2. Thiếu tập trung

Thiếu tập trung thể hiện ở chỗ bạn đang kinh doanh ngành này nhưng lại tập trung suy nghĩ về cơ hội phát triển của một ngành nghề khác. Bạn không thực sự tập trung vào chính ngành của mình để khai thác tối đa cơ hội kinh doanh.

Thiếu tập trung cũng thể hiện ở việc khi Chủ doanh nghiệp tìm ra một điều gì mới nhưng lại không tập trung toàn lực để nghiên cứu, học hỏi và phát triển nó. Bạn đang thực hiện một chiến lược, sau đó cảm thấy không ổn và bỏ ngang, không tập trung sức lực vào nó nữa. Chúng ta luôn nghĩ mình cần đi tìm cái khác, không tôn trọng nguồn lực hiện tại đang có. Bạn không làm việc gì tới nơi tới chốn và cuối cùng bạn không đạt được điều mà bạn mong đợi.

Không tập trung vào muc tiêu

Đã bao nhiêu lần bạn đã bỏ qua cơ hội thành công vì bạn đã không đi đến cùng của sự thật? Một kết quả đáng ra chúng ta phải nhận được tốt hơn rất nhiều?

3. Xem nhẹ chính mình

Điều nguy hiểm nhất chính là bạn xem nhẹ giá trị và thời gian của bản thân. Bạn chuyển đổi hình thức kinh doanh từ offline sang online nhưng sau đó bạn lại lo lắng vì sợ khách hàng quay lưng. Bạn sợ khách hàng sẽ không tiếp tục mua hàng, cảm thấy khi chuyển đổi sang điều này sẽ làm mất khách hàng. Điều này chính là sự thể hiện bạn đang không xem trọng giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng. Hay nói cách khác là bạn không xem trọng giá trị của chính mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể đang biểu hiện việc không tôn trọng thời gian của mình. Đó là khi chúng ta dành thời gian cho những việc không hiệu quả, không mang lại kết quả to lớn. Bản thân bạn đang làm việc giống như một nhân viên, thuê chính mình làm việc cho mình? Thay vì bạn làm việc với lượng thời gian và giá trị tạo ra quá thấp hơn như một nhân viên thì hãy đi tìm công việc mang lại nhiều giá trị hơn: xây dựng quy trình, huấn luyện và đào tạo đội ngũ, nghĩ ra một dịch vụ mới, một sản phẩm mới,… Những điều này thật sự mang lại giá trị cao hơn nên hãy tôn trọng thời gian của mình. Nếu không, các bạn sẽ chẳng bao giờ tăng được giá trị một giờ của bản thân.

Xem trọng giá trị

Điều nguy hiểm nhất là không xem trọng giá trị và thời gian của bản thân.

Không tăng được giá trị tạo ra trong một giờ thì sẽ không tăng được giá trị lợi nhuận nhiều hơn. Lợi nhuận chia cho tổng số thời gian làm việc chính là giá trị một giờ của bạn.

Bài tập nhỏ: Giá trị chính xác một giờ của bạn là bao nhiêu? Lấy tổng lợi nhuận của bạn có được trong một năm chia cho tổng số giờ làm việc. Thử xem giá trị thật sự một giờ của bạn hiện nay là bao nhiêu. Nó có hơn giá trị mà nhân viên của mình làm hay không? Nếu hơn thì hãy tính chuyện thuê nhân viên để làm thay việc đơn giản, những việc mang lại giá trị không lớn. Hãy tôn trọng giá trị thời gian của chính mình.

4. Đổ lỗi – Bào chữa – Phủ nhận

Chúng ta không chịu trách nhiệm cho mọi thứ. Khi điều gì đó đến, chúng ta có thói quen đổ lỗi cho người khác. Ở thời điểm dịch bệnh hiện nay, có thể mọi người sẽ đổ lỗi “Tình hình hiện tại là như vậy rồi”. “Tất cả mọi người đều chịu như vậy nên không cần làm gì hết”. “Nếu tôi thất bại cũng là chuyện thường tình”. Đó là hành động đổ lỗi.

Có thể trong một số sự việc, nó không phải là lỗi của bạn nhưng bạn buộc phải có trách nhiệm với điều đó. Covid-19 đang hoành hành, rất nhiều doanh nghiệp đang phá sản. Phần lớn họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, họ không chịu trách nhiệm cho mọi thứ. Nếu chúng ta biết mình có lỗi thì chúng ta có rất nhiều phương án, thậm chí chuẩn bị cho phương án xấu nhất.

Hãy bỏ qua tư duy đổ lỗi, bào chữa và phủ nhận vì chúng ta là người duy nhất chịu cho trách nhiệm của chính mình. Không ai có lỗi trong chuyện này, chúng ta chính là chịu người trách nhiệm.

5. Tư duy “Trẻ con”

Khi chúng ta ứng xử với ai đó, thông thường chúng ta có 2 cách: ứng xử như một đứa trẻ (child) và ứng xử như một người trưởng thành (parents).

Khi chúng ta đối xử với nhân viên, đôi khi chúng ta đối xử như là cha mẹ đối với một đứa con. Tại sao? Vì lúc đó chúng ta chỉ cho nhân viên phải làm việc như thế này, thế kia. Nhân viên sẽ có cách ứng xử như một đứa trẻ. Bạn yêu cầu nhân viên thực hiện và không cho họ cơ hội để trải nghiệm, không cho nhân viên cơ hội để lớn lên. Điều này sẽ không giúp nhân sự phát triển.