Chuyên gia phong thủy chia sẻ những lưu ý và cấm kỵ khi đặt tên thương hiệu

Chuyên gia phong thủy và quản trị Nguyễn Ngoan đã có chia sẻ về điều kiện cần khi đặt tên để có một thương hiệu tốt cũng như những cấm kỵ nên tránh.

Với mỗi doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đặt tên thương hiệu luôn là phần việc quan trọng. Việc đặt tên phải dựa trên xem xét, đánh giá nhiều yếu tố, trong đó có khía cạnh phong thủy. Là người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đặt tên, xây dựng thương hiệu cho các công ty, chuyên gia phong thủy và quản trị Nguyễn Ngoan đã có những chia sẻ về chủ đề này. Trong đó, chuyên gia đưa ra những điều kiện cần và đủ để có một thương hiệu tốt cũng như một số điểm cần tuyệt đối tránh.

Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Trước khi đi vào tìm hiểu phong thủy thương hiệu, việc nắm được giá trị của thương hiệu với doanh nghiệp sẽ giúp người kinh doanh chú trọng hơn vấn đề này. Cụ thể, thương hiệu giúp định vị, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, thương hiệu còn trao gửi một giá trị, niềm tin hay một lời cam kết đến khách hàng.

Nếu doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt, tạo được giá trị thương hiệu sẽ khiến khách hàng nhớ tới và sẵn sàng bỏ tiền mua các sản phẩm, dịch vụ. Giữa rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng, thương hiệu được khách hàng nghĩ đến đầu tiên sẽ rất dễ được lựa chọn. Bằng cách này, xây dựng thương hiệu đã góp phần tạo ra lợi nhuận.

Với những giá trị trên, đầu tư xây dựng thương hiệu là điều cốt lõi, nó còn quan trọng hơn chiến lược kinh doanh nữa. Doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng bài bản. Trong đó, nói riêng việc đặt tên thương hiệu - điều đầu tiên đi vào nhận thức của khách hàng càng cần được lưu tâm đặc biệt. Hơn nữa, xét trên quan niệm phong thủy, cái tên sẽ quyết định vận khí của vật mang tên.

Điều kiện cần và đủ cho thương hiệu tốt và những cấm kỵ khi đặt tên thương hiệu

Chia sẻ về các điều kiện cần và đủ khi đặt tên để có một thương hiệu tốt, chuyên gia Nguyễn Ngoan đưa ra 7 gạch đầu dòng dưới đây:

Đặt tên phải dễ đọc và dễ nhớ.

Tên thương hiệu dễ phân biệt được so với đối thủ cạnh tranh.

Tên thương hiệu được tính theo phong thủy & quẻ dịch lý phải đẹp và phù hợp ngành nghề kinh Doanh (biết chiến lược hành động khi xây dựng thương hiệu).

Tên thương hiệu có độ tương hợp với chủ doanh nghiệp (trên 75%, được kiểm tra theo phương pháp năng lượng REIKI), giúp quản trị tốt và trường tồn.

Thiết kế Logo & ID (nhận diện thương hiệu) độc đáo và thu hút khách hàng mục tiêu và phải phù hợp với ngũ hành của từng ngành kinh doanh.

Logo & tên công ty có độ tương hợp cao (trên 75%, kiểm tra theo phương pháp năng lượng REIKI). Năng lượng Bovis cho Logo chuẩn phải đạt từ 18-20K.

Được pháp luật bảo hộ (phải đăng ký SHTT ngay khi khai sinh ra cái tên)

Bên cạnh các điều kiện cần và đủ, khi đặt tên thương hiệu có những điều cấm kỵ, doanh nghiệp cần tránh như:

- Dùng tên tiếng Việt bỏ dấu để biến thành tiếng Anh

- Dùng tên người chủ hoặc tên con làm thương hiệu

- Dùng từ viết tắt nhiều ký tự ghép lại làm tên thương hiệu

- Dùng những từ đao to búa lớn, vượt quá khả năng của doanh nghiệp

- Dùng những từ ngữ chung chung, thiếu sự khác biệt

 

 

Vì sao các thương hiệu lớn có xu hướng đổi mới thương hiệu?

Các công ty, tập đoàn "thay áo" mới cho thương hiệu không phải là điều xa lạ. Hơn nữa trong những năm gần đây, có rất nhiều "ông lớn" đổi tên, Logo, thông điệp hay các thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khác,... Có thể kể như tập đoàn sản xuất hàng điện tử Xiaomi chi 7 tỷ đồng để thay đổi Logo. Mẫu Logo mới của Xiaomi trông có vẻ đơn giản và được nhiều người nhận định không có sự khác biệt nhưng khi xét trên góc độ phong thủy lại có độ tương hợp lớn. Cụ thể, độ tương hợp lên đến 98%, trong khi mẫu thiết kế cũ là 75%. Còn ở trong nước, "ông lớn" Viettel cũng gây chú ý khi tái định vị thương hiệu hồi đầu tháng 1 năm 2021.

Chuyên gia phong thủy chia sẻ những lưu ý và cấm kỵ khi đặt tên thương hiệu - Ảnh 3.

Lý do được các công ty, doanh nghiệp đưa ra khi đổi mới thương hiệu rất khác nhau. Nhìn chung, theo phân tích của chuyên gia sẽ tập trung vào các lý do sau đây:

- Thương hiệu đổi mới để hội nhập quốc tế

- Tái định vị thương hiệu

- Thay CEO: Việc thay CEO sẽ thổi một làn gió mới vào doanh nghiệp và có thể có những thay đổi trong chiến lược thương hiệu.

- Hình ảnh thương hiệu cũ đã lỗi thời

- Thương hiệu cũ mang tiếng xấu (thay đổi để làm mới doanh nghiệp và thay đổi nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp)

- Thương hiệu hợp tác, sáp nhập hoặc chia tách

- Thay đổi thị tường

- Thiết kế Logo không phù hợp

- Thương hiệu quá phổ biến, giống với doanh nghiệp khác

Chuyên gia phong thủy chia sẻ những lưu ý và cấm kỵ khi đặt tên thương hiệu - Ảnh 4.

Trên đây là một số chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Ngoan về phong thủy trong thương hiệu, đặc biệt là việc đặt tên. Kết hợp của các yếu tố phong thủy, doanh nghiệp sẽ chọn được tên thương hiệu hay, ý nghĩa và mang lại vận khí tốt.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế