ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ - Bài kiến giải số 05

"Đức năng thắng số" nghĩa là suy nghĩ & hành động mới thay đổi được cuộc đời, thay đổi vận mệnh bản thân.Chứ không bao giờ chỉ có suy nghĩ mà thay đổi cuộc đời. Vậy câu "Đời không có số, Đức năng thắng số" là đúng.
Kể cả làm việc mà không suy nghĩ, vì trong quá trình lao động dần dần người ta cũng rút kinh nghiệm được; rồi cũng hình thành suy nghĩ.
Tư duy do hành động tạo ta, do lao động hình thành.
Đức năng thắng số, bởi vì chữ đức chính là chữ hành động.
Trong con người ta có: Tâm là tư tưởng. Tư tưởng là không tham, tư tưởng là cái gì mà tin (tin thì mới làm, không tin thì không làm).
Trong tâm có tham, sân, si, mạn, nghi. Toàn bộ cái tâm biểu hiện bằng hành động mà chúng ta còn gọi là chữ đức. Tâm nằm trên hành.
Ví như: có tâm với cha mẹ thì hành động nấu cháo cho cha mẹ cũng tử tế, có tâm với sếp, yêu thương sếp thì sếp giao việc gì thì hoàn thành hết việc đó, hết trách nhiệm và làm việc của sếp như việc của mình. Hay mình có tâm với vk/ck thì tất cả những hành động dành cho vk/ck đều ân cần. Còn không có tâm thì sân si vận hành, hay nổi cáu.
Vậy tâm nằm trên gì? Tâm nằm trên hành động, và nó gọi là chữ Đức.
1 cặp bài trùng: suy nghĩ + hành động mới thay đổi cuộc đời. Nếu chỉ suy nghĩ thì không bao giờ thay đổi cuộc đời.
Trong Đạo phật chữ đức có nghĩa là gì?
Trong Đạo phật có 3 chữ ĐỨC:
1/ Đức Nhẫn Nhịn: hành động 1 cách nhẫn nhịn. Tại sao phải nhẫn nhịn vì nhẫn nhịn là được cho mình. Tại sao lại được cho mình?
Vì vốn dĩ mình là con người thì bao giờ cũng còn 1 phần trí tuệ tối tăm và 1 phần sáng. Nếu trong đầu mình trí tuệ nó sáng hết, nó minh triết hết thì bản chất mình là thánh nhân, là Phật hết rồi. Và phần tối là trách nhiệm của ta phải thắp lên ngọn đèn tuệ.
Vậy bất cứ ai họ góp ý cho mình, họ chê bai, họ chửi mắng là họ chỉ vào phần tuệ của mình. Vậy có thể họ chửi vào chỗ sáng, có thể họ chửi vào chỗ tối.
Nhưng nếu mình chịu nhẫn nhịn thì họ chửi vào chỗ sáng thì chả sao cả,họ bảo mình ngu ở chỗ sáng thì mình vẫn sáng có sao đâu. Ví dụ nhà mình thắp đèn ở góc sân - nó sáng mà người khác đến bảo nó tối thì nó đâu có tối đi, mà nó vẫn sáng. Nhưng nếu họ chỉ vào góc sân để nó tối và họ treo cho mình ngọn đèn lên đấy thì nó giúp cho tuệ mình sáng lên ở góc tối.
Vậy bản chất những người góp ý ấy có thể họ góp ý vào những chỗ mình đã sáng, thì cũng chẳng sao, không có mất gì.Nhưng họ góp ý vào chỗ tối thì giúp cho mình sáng.
Vì vậy nhẫn nhịn để giúp tuệ sáng. Cho nên tất cả những người có trí tuệ tốt, khả năng lắng nghe của họ rất tốt. Tức là cái đức, mà người ta gọi đức năng thắng số_ khả năng lắng nghe của họ rất là tốt.Vì lắng nghe là nhẫn nhịn, nhẫn nhịn là được cho mình.
2/ Đức Tùy Thuận: là tùy thuận để sống với người. Ví dụ: mình là người giàu có, mà mình được sống như ngườ nghèo, khi ở cạnh người nghèo thì họ sẽ rất quý mình. Vì bản năng của con người khi nào họ quý mình? Khi nào mình với họ cùng tầng bậc thì họ rất quý mình.Đấy là bản năng của con người, nghèo thì người ta tin, ai giàu thì người ta ghét; nhưng mà khi họ ở cái tầm bằng mình là chơi với nhau, thì họ rất thích vì khi đấy được sống bản năng. Đó là lý do mà người ta chơi thân với nhau. Vì nó cùng tầng bậc, cho nên sống kiểu bản năng nó sướng lắm.
Vậy tùy thuận chính là việc thay đổi phong cách để hòa nhập với cuộc sống. Vậy tùy thuận là để hạnh phúc với cộng đồng.Những người tùy thuận nhiều là mình gọi những người ấy là đa phong cách nhưng nằm trong 1 nhân cách. Đa phong cách nhưng nằm trong 1 nhân cách thì người ấy mới là đỉnh cao.
--> Ví dụ như nhân cách của Bác Hồ là người tuyệt vời, nhưng Bác về với vùng dân tộc Pác Pó, Bác có thể lội suối, đi dép cao su, quấn khăn đi bộ cả ngày. Nhưng Bác lại sang châu Âu có thể mặc bộ vest để đi đàm phán. Khi Bác về lại Hà Nội thì Bác lại ăn mặc theo phong cách của chính trị gia của Việt Nam.Bác nói chuyện với Tây thì Bác đứng thẳng cao cho bằng nó, còn nói chuyện với các em thiếu nhi thì Bác ngồi xuống để chiều cao bằng nhau để nói chuyện cho gần gũi, đứa trẻ không đề phòng. Đó là đa phong cách trong 1 nhân cách và người ta gọi là đức tùy thuận. Vậy Đức tùy thuận chính là hạ mình xuống để hòa đồng với cộng đồng.Và đức tùy thuận là sống hòa thuận để sống hạnh phúc với người.
3/ Đức Bằng Lòng: là khi nào chúng ta đủ ăn, tức là đủ ăn chứ không có nghĩa ăn sung mặc sướng. Đủ mặc tức là đủ mặc để ấm. Khi nào chúng ta đủ ở tức là có cái nhà để che mưa che nắng. Đủ ăn đủ mặc đủ ở và đủ tiền để dự phòng về già. Thì như vậy, phần còn lại nếu chúng ta có làm dôi ra thì chúng ta hãy cho đi. Cho đi – nó giống như 1 phần vốn ném vào không trung vậy. Vậy thì bằng lòng không có nghĩa là không làm gì nữa; mà có nghĩa là vẫn làm khoảng bao nhiêu đấy là đủ ăn, đủ tiêu, đủ mặc, đủ ở; còn phần còn lại là vẫn làm nhưng mà cho đi. VÀ cho đi có nhiều cách. Ví dụ bác Phạm Nhật Vượng cho đi bằng cách mở thêm nhiều doanh nghiệp, và bản chất là cho đi việc làm, cho đi trí tuệ. Như vậy là 1 cách cho đi.
Như vậy có 3 cái đức là đức nhẫn nhịn, đức tùy thuận và đức bằng lòng. Và Đức năng thắng số,có nghĩa là hành động mới thay đổi cuộc đời chứ không bao giờ suy nghĩ thay đổi cuộc đời. Một cặp bài trùng: suy nghĩ + hành động thì mới thay đổi cuộc đời.

Nhung Nguyen
07/05/2021