ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ - Bài kiến giải số 10

"Đức năng thắng số" Câu nói này thoáng nghe thì sâu xa vô cùng.Nhưng em thì thấy cái nghĩa đen đơn giản của nó là những câu nói đơn giản của ông bà ta “gieo nhân nào gặt quả đó”... “gieo gió thì gặt bão”..

Trong đời này, thường thường khi ta tốt với 100 người, sẽ có 70 người nhớ ơn ta và 30 người xem ta là thằng ngốc.

- 70 người đó lại đa số là những người hiểu biết chuyện, thiện tri trức, hoặc những người sẵn sàng giúp đỡ ngược lại khi ta sa cơ.

- Còn 30 người xem ta là thằng ngốc, thì ta không cần để ý tới, vì chỉ có kẻ ngu ngốc mới không có lòng biết ơn, chính họ đích thị là những kẻ ngốc nhất.

Cái việc tạo đức nhưng không tính toán, theo logic khoa học mà nói đã vô tình mà thuộc loại trí tuệ cao nhất. Vì thông qua đó, chính bản thân, trí tuệ và tính cách, bản ngã chúng ta đã được rèn luyện theo chiều hướng trở thành bậc thiện tri thức. Là cốt lõi của sự thành công và hạnh phúc.

Thầy đã từng dạy là “nhân hòa thắng địa lợi, địa lợi thắng thiên thời”...Đó chẳng phải là đạo lý của Lưu Bị đó sao?...Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tôn Quyền chính là địa lợi, Tào Tháo đại diện cho thiên thời, và Lưu Bị chỉ có lòng nhân nghĩa mà khiến hai nước Ngô, Ngụy cả kinh.

Tào Tháo từng nói với Lưu Bị rằng “ngài nhìn như vô hại, nhưng lại có thứ vũ khí lợi hại giết người ,là một thanh kiếm Nhân, và một thanh kiếm Nghĩa”...Và Tào Tháo, một kỳ tài thiên hạ đã dựa vào đó mà hiểu rằng Lưu Bị tuy nhìn đơn giản nhưng thực chất chính là bậc đại anh hùng có thể huy động thiên hạ, chí cao ngất trời.

Lưu Bị từ một tay nát rượu,ham mê tửu sắc,từ một chức quan nhỏ nghèo khó, không một binh tốt mà bước lên ngôi Cửu Ngũ Chí Tôn như vậy không phải là nhờ cái đức của ngài ấy sao.

Tại sao có đức có thể vượt qua số phận? Nếu ta không giải thích qua huyền học và phong thủy.

Người có đức thì dễ được bậc thiện tri thức giúp đỡ, kết giao. Đơn giản vì bậc thiện tri thức khôn ngoan chỉ chọn quan tâm và kết giao với người có đức. Đó là lý do Khổng Minh và vô số bậc thiện tri thức nổi danh đều chỉ về phò Lưu Bị.

Người có đức thì hô hào được số đông, tạo được uy tín nổi danh muôn nơi,đó là điển tích Lưu Bị không tốn một binh tốt vẫn lấy được khối thành trì, dân chúng nghe tiếng Lưu Hoàng Thúc nổi tiếng nhân nghĩa chiêu hàng thì mở cửa ngay mời vào làm minh chủ.

Lưu Bị có tài, nhưng tài của ông không đủ, đánh trận thua Lữ Bố. Binh pháp, mưu công ông không bằng Tào Tháo. Biết bao lần phải thua chạy bỏ cả vợ con. Sau được Khổng Minh về phò, ông mới có thể tự mình xưng vương.

Ông thành công được đều dựa vào một chữ “đức”.
Để ý một chút, có ai nhận ra rằng đa số những người thành công từ hai bàn tay trắng đi lên đều sống rất đức độ không?...Đơn giản vì họ hiểu được cái sức mạnh xoay chuyển của nhân nghĩa nó mạnh mẽ dường nào.

Cái gốc của trí tuệ và sự thành đạt đích thị chính là nhân đức.

(Vương Phong)